Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 cũng như nghị định 43/2010/NĐ-CP có quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp hiện nay chưa quy định về thủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp sau khi tạm ngừng. Tuy nhiên, khi đăng kí tạm ngừng kinh doanh , doanh nghiệp đã phải dự liệu rõ ràng và cụ thể về thời gian tạm ngừng kinh doanh và các thông tin cần thiết khác để cơ quan có thẩm quyền theo dõi hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể theo quy định của Nghị định 43/2010/NĐ-CP:
“Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất mười năm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
2. Ngành, nghề kinh doanh.
3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.
5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của đại diện hộ kinh doanh.
hình minh họa – nguồn internet
Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo của doanh nghiệp, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để theo dõi.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận thông báo của hộ kinh doanh, lưu vào hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để theo dõi.”
· Doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký trước khi tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
· Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp.
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn/Giấy xác nhận về việc chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn
Trên đây là quy định về đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn. Bài viết này giúp doanh nghiệp mắn rõ được quy định trình tự đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn, để doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc làm việc với các cơ quan nhà nước liên quan.Khi Quý khách có nhu cầu làm tìm hiểu các quy định về trình tự đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn hãy liên hệ với Tư vấn Blue để chúng tôi được hỗ trợ Quý khách.