T4, 06 / 2019 4:33 chiều | khueblue

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp Đó là điều mà không người chủ công ty nào mong muốn.

Giải thể theo quy định tại  Khoản 1 điều 201 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định cụ thể về các trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể như sau:

” Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

  1. b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  2. c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  3. d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Chúng ta có thể hiểu Giải thể công ty có thể tiến hành dựa theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền từ đó chia ra 2 trường hợp là Giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Chủ đề bài viết này Công ty tư vấn Blue sẽ giới thiệu đến các bạn Trình tự thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc  dựa theo ý chí tự nguyện sẽ được tiến hành như sau :

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Để có thể thực hiện giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tiến hành họp để thông qua quyết định giải thể. Việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, lao động, bảo hiểm và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Tuy nhiên để có thể hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

hình minh họa- nguồn internet

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể

Sau khi thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp được biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp chưa hoàn thành thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Khoản 2 và Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Trong đó : Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết sẽ được ưu tiên thanh toán trước , tiếp đến sẽ ưu tiên về Nợ Thuế , Sau đó là Các khoản nợ khác, Cuối cùng Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể lên cơ quan quản lý Thuế

Lúc này doanh nghiệp cần nộp hồ sơ lên cơ quan thuế nhằm yêu cầu cơ quan thuế xác định hoàn thành nghĩa vụ về thuế, hồ sơ nộp cho cơ quan thuế bao gồm :

  • Quyết định giải thể công ty
  • Đơn xin đóng mã số thuế
  • Đơn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế

Bước 5: Nộp hồ sơ giải thể lên cơ quan sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Sau khi có Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế .Theo quy định tại Khoản 4 Điều 203 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Sở kế hoạch đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp nộp lên sở kể hoạch bao gồm  :

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

Bước 6: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là toàn bộ trình tự thủ tục để giải thể một doanh nghiệp , bài viết này giúp doanh nghiệp mắn rõ được quy trình thực hiện giải thể một doanh nghiệp , để doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc làm việc với các cơ quan nhà nước liên quan.

Khi Quý khách có nhu cầu làm thủ tục giải thể công ty tại Vĩnh Phúc hãy liên hệ vớiTư vấn Blue để chúng tôi được hỗ trợ Quý khách.

 

Bài viết cùng chuyên mục