T2, 11 / 2019 5:47 chiều | phuongchiblue

Ngoài những loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên,… thì công ty hợp danh cũng thuộc các loại hình được thành lập ở Việt Nam. Mặc dù, nó không được phổ biến nhưng bạn có thể tìm hiểu để có thêm sự lựa chọn trong việc thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn:

                                       Tư vấn thành lập công ty hợp danh tại Vĩnh Phúc
  1. Khái niệm:

a.Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh , công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

b. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

c. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

2. Đặc điểm:

– Thứ nhất, về thành viên công ty hợp danh:

Công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên là cá nhân thảo thuận góp vốn với nhau, cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới ( gọi là thành viên hợp danh ) . Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể thêm thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp / cam kết góp. Đây được xem là ”biến thể” của công ty hợp danh,  đó là loại hình hợp danh trách nhiệm hữu hạn.

– Thứ hai, về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các loại thành viên :

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kỳ thành viên nào. Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên góp vốn chỉ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty.

– Thứ ba, về quyền quản lý, đại diện cho công ty hợp danh:

Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về quản lí, điều hành công ty. Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.

– Thứ tư, về tư cách thương nhân:

Pháp luật của rất nhiều quốc gia coi thành viên hợp danh của công ty hợp dnah có tư cách pháp nhân. Có nghĩa làm đồng thời với việc trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có ngay tư cách thương nhân mà không phải qua bất cứ một thủ tục đăng ký khác. Như vậy, một thành viên hợp danh vừa có thể công hiến cho công ty hợp danh trong một nỗ lực chung cùng các thành viên hợp danh khác, lại vừa có thể tự mình tiến hành các hoạt động thương mại của riêng mình. Điểm này cũng làm cho các thành viên công ty hợp danh khác hẳn với các thành viên loại hình công ty khác.

– Thứ năm, về phát hành chứng khoán:

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào, khả năng huy động vốn của công ty hợp danh là rất hạn chế.

– Thứ sáu, về tư cách pháp lý:

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Công ty hợp danh có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản các thành viên công ty. Các thành viên công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang công ty và tài sản hình thành trong quá trình công ty hoạt động là tài sản của công ty.

Ưu điểm:

  • Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm:

  • Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
  • Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.
                                   Thủ tục thành lập công ty hợp danh tại Vĩnh Phúc

Những thủ tục thành lập công ty hợp danh ở Vĩnh Phúc:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

  • Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên công ty.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3:Nhận kết quả và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty.
  • Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc dấu và thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

  • Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chúng tôi sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho công ty. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.

Các thủ tục sau thành lập công ty cần thực hiện:

  • Treo biển tại trụ sở công ty
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
  • In và đặt in hóa đơn

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0966.914.833 – 0932.359.970

Bài viết cùng chuyên mục