Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay xuất phát chính từ nhu cầu khách quan phát triển kinh tế – xã hội cần có sự liên kết vốn, đây là doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Đồng thời về mặt chủ quan, các nhà đầu tư muốn chia sẻ những gánh nặng rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn nên loại hình này sẽ là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Chủ để bài viết ngày hôm nay công ty tư vấn Blue sẽ giới thiệu đến bạn
Đầu tiên, khi quyết định lựa chọn loại hình công ty cổ phần để hoạt động, quý khách hàng cần nắm rõ một số đặc điểm riêng như sau:
Ưu điểm:
Dễ dàng huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.
Chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phẩn đã mua.
Chuyển nhượng dễ dàng trong nội bộ công ty mà không phải làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư . Hiện tại, từ ngày 10/10/2018 việc thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện còn 2 trường hợp: “trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua”. Như vậy, có thể thấy, theo quy định mới này khi các cổ đông sáng lập đã góp đủ vốn theo quy định thì sẽ được ghi nhận “mãi mãi” trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần với thông tin vốn góp ban đầu kể cả chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế. Đây là ưu nhưng cũng là nhược điểm khi việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ được ghi nhận trên hồ sơ nội bộ của công ty, tương tự đối với các cổ đông phổ thông trước đây. Điều này sẽ gây rủi ro hơn cho các cổ đông sáng lập vì sẽ cần phải lưu giữ các hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của mình để miễn trừ trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.
Nhược điểm
Khó quản lý cổ đông tham gia vào công ty do việc tự do chuyển nhượng;
Ngoài ra, đối với công ty cổ phần khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần thì khi thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng thuế suất là 0,1% kể cả khi chuyển nhượng không có lãi (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).
Bộ máy quản lý có thể rất cồng kềnh gây khó trong việc đưa ra phương hướng kinh doanh kịp thời với biến đổi thị trường do việc không hạn chế số lượng cổ đông tối đa và tự do chuyển nhượng cổ phần. Mặt khác, trên thế giới việc thay đổi chủ sở hữu (thậm chí là ông chủ, đội ngũ quản lý) của công ty cổ phần (nhất là công ty niêm yết) có thể thường xuyên xảy ra do đặc điểm này của công ty cổ phần.
Các bước thành lập công ty cổ phần năm 2019 như sau
hinh minh hoa – nguon intenet
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty
Để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị các thông tin sau kèm theo 01 bản công chứng chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu/Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN (đối cổ đông là tổ chức)
Địa chỉ trụ sở chính: Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể. Đối với địa chỉ là nhà riêng thì không cần cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp quý khách hàng đặt trụ sở tại tòa nhà thương mại thì cung cấp thêm quyết định xây dựng.
Ngành nghề kinh doanh: Qúy khách hàng chỉ cần cung cấp lĩnh vực hoạt động,Công ty chúng tôi sẽ tư vấn và hệ thống ngành nghề kinh doanh theo quy định. Hiện nay, khi đăng ký hoạt động, doanh nghiệp chưa cần đáp ứng các điều kiện về chính chỉ, giấy phép con nhưng khi hoạt động thực tế thì cần đáp ứng các điều kiện này. Với một số ngành nghề như kinh doanh bất động sản, bưu chính, cung ứng nguồn lao động…yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Tuy nhiên, doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh vốn đăng ký khi nộp hồ sơ thành lập công ty.
Vốn điều lệ: đây là thông tin mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi đăng ký do liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ tài sản của các cổ đông. Theo quy định, thời gian để các cổ đông góp đủ vốn đăng ký mua là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì doanh nghiệp phải thực hiên thay đổi thông tin cổ đông sáng lập và giảm vốn về vốn điều lệ đã góp được trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ.
Thông tin cổ đông: Yêu cầu tối thiểu 3 cổ đông;
Thành phần hồ sơ thành lập công ty cổ phần:
Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
Điều lệ công ty cổ phần;
Danh sách cổ đông sáng lập;
Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông;
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức
Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc khi nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về:
Ngành, nghề kinh doanh của công ty;
Thông tin các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
Qúy khách hàng có thể kiểm tra thông tin về doanh nghiệp tại trang dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp và thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp
Sau 01 -03 ngày kể tư ngày nhận thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành:
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu chỉ bắt buộc thể hiện những thông tin sau đây:
Tên doanh nghiệp;
Mã số doanh nghiệp
Như vậy, theo quy định mới này hình thức con dấu là do doanh nghiệp lựa chọn và quyết định chỉ cần đảm bảo các thông tin tối thiểu nêu trên. Tuy nhiên, để đảm bảo thống nhất việc sử dụng con dấu pháp nhân chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp nên sử dụng khuôn dấu thông thường (dấu tròn) và không để thông tin quận nơi danh nghiệp đặt trụ sở để sau này nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi trụ sở khác quận không phải thực hiện khắc lại con dấu pháp nhân của công ty.
Trên đây là toàn bộ trình tự thủ tục xin thành lập công ty cổ phần , bài viết này giúp doanh nghiệp mắn rõ được quy trình thực hiện thủ tục xin thành lập công ty cổ phần, để doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc làm việc với các cơ quan nhà nước liên quan.Khi Quý khách có nhu cầu làm thủ tục xin thành lập công ty cổ phần hãy liên hệ với Tư vấn Blue để chúng tôi được hỗ trợ Quý khách