T5, 01 / 2020 5:41 chiều | phuongchiblue

Hiện nay ở Việt Nam kinh tế đang ngày càng phát triển, vì vậy việc có nhiều doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Vì vậy, việc chọn lựa loại hình doanh nghiệp để thành lập khá khó khăn vì hiện nay ở Việt Nam có nhiều loại hình khá phổ biến như công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, … Bởi vậy, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về các loại hình để quý khách hàng có thêm thông tin và dễ chọn lựa một trong các loại hình doanh nghiệp.

                            Ưu điểm và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

1. Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ( sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).
Ưu điểm:
– Chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Có thể thay đổi vốn điều lệ;
– Có thể tăng vôn điều lệ.
Nhược điểm:
– Không được phát hành cổ phần;
– Khi tiến hành tăng vốn bằng cách huy động thêm vốn góp phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam vì cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ, phù hợp với các công ty có ý định thành lập công ty con.
2. Công ty TNHH 2 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên là doanh nghiệp trong đó:
– Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân;
– Số lượng thành viên không vượt quá 50.
Ưu điểm:
– Thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
– Có tư cách pháp nhân khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Có thể tăng vốn trong các trường hợp:
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới;
– Có thể giảm vốn điều lệ;
– Có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Nhược điểm:
– Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng;
– Không được quyền phát hành cổ phần;
– Giới hạn thành viên là 50 người;
– Việc huy động vốn bị hạn chế;
Là loại hình phù hợp với nhiều lĩnh vực, phù hợp với những người thân quen muốn chung vốn thành lập công ty.
3. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân;
– Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp.
Ưu điểm:
– Tối thiểu là 03 thành viên, không hạn chế số lượng tối đa;
– Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn theo phần vốn góp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác;
– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
Nhược điểm:
– Việc tổ chức quản lý, điều hành khá phức tạp do số lượng thành viên lớn;
– Việc thông tin của công ty khó bảo mật.
4. Doanh nghiệp tư nhân
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toang bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
– Chỉ có một cá nhân làm chủ nên mọi quyết định dễ dàng;
– Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ;
– Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên của công ty hợp danh;
– Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
5. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 2 thành viên (gọi là thành viên hợp danh) là chủ sở hữu chung của công ty. Các thành viên hợp danh sẽ cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Ưu điểm:
– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Có thể chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác;
– Có thể thêm thành viên góp vốn.
Nhược điểm:
– Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao;
– Thành viên hợp danh không được làm chủ DNTN hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, trừ trường hợp được nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
– Không phân biệt tài sản thành viên và tài sản công ty;
– Thành viên không có quyền nhân danh cá nhân hoặc người khác để thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty;
– Liên đới chịu trách nhiệm thánh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
Trên đây là một số ưu, nhược điểm các các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Để có thêm thông tin cụ thể quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0966.914.833 – 0932.359.970